Chuyển đến nội dung chính

Quy tắc dấu câu và ký hiệu

Đối với dấu câu và các kí hiệu, vấn đề quan trọng nhất trong kĩ thuật nhập liệu là có hay không có khoảng trắng trước và sau dấu hay kí hiệu được dùng. Hiện nay chưa có văn bản nào quy định thống nhất và có hệ thống trong cả nước về việc này. Bảng dưới đây được mô tả dựa trên việc tham khảo và tổng hợp những quy tắc đã sử dụng phổ biến trong nhiều loại tài liệu khác nhau trong nước, có đối chiếu với các bộ tiêu chuẩn hoặc quy tắc phổ biến trên thế giới.

Có hai loại khoảng trắng trong một văn bản nói chung:

  • Khoảng trắng (bình thường): kí tự rỗng, tạo ra một khoảng trống trên văn bản khi in ra giấy.
  • Khoảng trắng dính: là khoảng trắng nhưng không bị tách rời khỏi từ hoặc số liền trước khi xuống hàng ở cuối câu. Cần dùng khoảng trắng này khi muốn kéo kí hiệu ở cuối dòng trên xuống dòng dưới cùng với kí tự hay kí số liền trước, thay vì dùng lệnh/phím ngắt dòng (trên máy tính: nhấn Shift + Enter) hay xuống dòng (nhấn phím Enter).
Dấu, kí hiệuTên gọiCách trướcCách sau
,Phẩy văn bảnKhôngKhoảng trắng
,Phẩy số thập phânKhôngKhông
.Chấm văn bảnKhôngKhoảng trắng
.Chấm đơn vị sốKhôngKhông
;Chấm phẩyKhôngKhoảng trắng
:Hai chấmKhôngKhoảng trắng
!Chấm thanKhôngKhoảng trắng
?Chấm hỏiKhôngKhoảng trắng
-Gạch nối (ngắn)KhôngKhông
Gạch ngang (dài)Khoảng trắng dínhKhoảng trắng dính
/Gạch chéoKhôngKhông
...Ba chấmKhôngKhoảng trắng
[...]Chấm lửngKhoảng trắngKhoảng trắng
(Ngoặc đơn mởKhoảng trắngKhông
)Ngoặc đơn đóngKhôngKhoảng trắng
[Ngoặc vuông mởKhoảng trắngKhông
]Ngoặc vuông đóngKhôngKhoảng trắng
{Ngoặc móc mởKhoảng trắngKhông
}Ngoặc móc đóngKhôngKhoảng trắng
Ngoặc kép mởKhoảng trắngKhông
Ngoặc kép đóngKhôngKhoảng trắng
Nháy mởKhoảng trắngKhông
Nháy đóngKhôngKhoảng trắng

Phẩy trênKhôngKhông
*Sao (hoa thị)KhôngKhoảng trắng
&Khoảng trắng dínhKhoảng trắng dính
#ERROR!Kí hiệu toán họcKhoảng trắng dínhKhoảng trắng dính
°Độ (nhiệt độ)Khoảng trắng dínhKhông
°Độ (góc)KhôngKhoảng trắng dính
%Phần trămKhoảng trắng dínhKhoảng trắng
g, cm, h, s, l,...Đơn vị đo lườngKhoảng trắng dínhKhoảng trắng
$, £, €, đ,...Đơn vị tiền tệKhoảng trắng dínhKhoảng trắng
  • Một số kí hiệu phái sinh từ các đơn vị kể trên có thể áp dụng tương tự đối với kí hiệu gốc.
  • Riêng với đơn vị đo độ (°), khi đi kèm với các kí hiệu khác thì không có khoảng trắng phía sau: viết °C, °F, °K,...; không viết °C, °F, °K,...
  • Cần phân biệt các dấu gạch nối (-) và gạch ngang (–):
    • dấu gạch nối (ngắn) có chức năng nối liền hai từ đứng cạnh nhau thành một từ ghép, một chuỗi khái niệm không tách rời, hoặc một chuỗi giá trị liên tục: nhận thức-phát ngôn, hệ thống tác giả-năm, những năm 1991-1996,...
    • dấu gạch ngang (dài) có chức năng tách rời một thành phần ra khỏi một tổng thể, thành một đơn vị tương đối độc lập, thường là câu chú thích trong một câu khác: "Đặc biệt là vấn đề bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với vận tải hàng hoá – biện pháp có thể bù đắp một phần sự cố cho chủ tàu..."

Nhận xét

  1. quy luật và nội dung bài mâu thuẫn với nhau ạ. Sau dấu "," có khoảng trắng, nhưng trước "..." không có khoảng trắng. Như vậy chính nội dung câu chữ trong bài cũng phạm 1 trong 2 quy tắc này ạ. Chú thích vị trí đoạn: "trị liên tục: "..., những năm 1991-1996,..."

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Truyện kể cho bé - Cô bé quàng khăn đỏ

Ngày xưa có một cô bé thùy mị, dễ thương. Cưng cô nhất vẫn là bà nội, có cái gì bà cũng để phần cháu. Một lần bà cho cô bé một chiếc khăn quàng bằng nhung đỏ. Chiếc khăn rất hợp với cô, đi đâu cô cũng chỉ thích quàng chiếc khăn đó, vì vậy mọi người đều gọi cô là cô bé Khăn đỏ. Một hôm, mẹ bảo cô: - Khăn đỏ ạ, đây là miếng bánh và bình sữa. Con mang đến cho bà nhé! Bà ốm yếu, cần phải ăn uống cho khỏe người. Con đi ngay bây giờ kẻo tí nữa lại nắng. Con đi cho ngoan, đừng có lang thang trong rừng lỡ vỡ bình, không có gì mang đến biếu bà. Khi vào buồng bà, con nhớ chào bà, đừng có mắt la mày lét nhìn các xó nhà nhé! Khăn đỏ đặt bàn tay nhỏ nhắn của mình vào lòng bàn tay mẹ và nói: - Con sẽ làm tất cả những điều mẹ dặn. Nhà bà nội ở trong rừng, cách làng không xa lắm, đi chừng nửa tiếng đồng hồ thì tới. Khăn đỏ vào rừng thì gặp chó sói. Em không biết sói là một con vật độc ác nên không thấy sợ. Sói nói: - Chào cháu Khăn đỏ! Khăn đỏ đáp: - Cháu xin chào bác! - Cháu đi đâu

Bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp trung học của giáo viên tiếng Anh David McCollough Jr

Phát biểu trong lễ tốt nghiệp của các học sinh lớp 12 Trường trung học Wellesley High ở bang Massachusetts (Mỹ) tuần trước, giáo viên tiếng Anh David McCollough Jr đã gây sốc khi nói thẳng. Thế nhưng, bài phát biểu của David McCollough lại được nhiều tờ báo và hãng tin Mỹ đăng tải, và thu hút được hàng chục ngàn comment (bình luận) trên mạng Internet, phần lớn đều ủng hộ thông điệp của ông McCollough. Trong bài diễn văn tại lễ tốt nghiệp năm 2012, thay vì lặp lại những câu sáo mòn như "Chúng tôi rất tự hào về các em", "Các em rất tài năng", "Thế giới là của các em"..., ông McCollough đưa ra một thông điệp mà giới truyền thông Mỹ mô tả là " Xin chào mừng các em đến với cuộc đời thực" . Wellesley High là trường công nổi tiếng ở thị trấn giàu có Wellesley, có truyền thống lâu đời và từng sản sinh nhiều nhân tài cho nước Mỹ. David McCollough Jr là con trai của nhà sử học - nhà văn David McCollough, người từng đoạt giải thưởng Pulitzer. Trướ

Bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp của đô đốc William H. McRaven

Trong diễn văn lễ tốt nghiệp 2014 ở Đại học Texas, đô đốc William H. McRaven, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Đặc nhiệm Mỹ (Commander of United States Special Operations Command – USSOCOM), chia sẻ những trải nghiệm của bản thân ông qua khóa huấn luyện đặc nhiệm hải quân (Navy Seal) – một trong những khóa huấn luyện khắc nghiệt nhất trong quân đội Mỹ - với 10 bài học mà ông tin rằng có ích cho những sinh viên vừa tốt nghiệp trên suốt đường đời. Đã gần 37 năm kể từ ngày tôi tốt nghiệp từ Đại học Texas, cũng là ngày tôi chính thức được chuyển vào hàng ngũ sỹ quan Hải quân. Khẩu hiệu của trường ta là “những điều khởi đầu từ đây sẽ thay đổi thế giới”. Tôi phải thừa nhận mình khá tâm đắc với khẩu hiệu này. Tối nay gần 8000 sinh viên sẽ tốt nghiệp từ Đại học Texas. Theo con số thống kê chi tiết của trang điện tử Ask.Com, trung bình mỗi người Mỹ gặp gỡ 10.000 người trong cuộc đời mình. Nhưng trong số những người bạn gặp gỡ trong cuộc đời, chỉ cần bạn thay đổi cuộc sống của mười người – rồi mỗi